Sử dụng Nha Đam chữa hăm tã cho trẻ là một trong những cách vừa lành tính vừa an toàn và rất hiệu quả.
Mặc dù hiệu quả trị hăm tã của nha đam không thể so sánh với cúc xu xi. Nhưng Nha Đam chứa những chất chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn và ức chế nấm men sinh sôi, nảy nở do đó góp phần điều trị được chứng hăm tã hay xảy ra ở các bé. Nha Đam nó cũng có thể mang lại hiệu quả không ngờ đấy.
Nếu không có nha đam tươi, các mẹ có thể dùng kem hoặc gel nha đam mua ở nhà thuốc cũng có hiệu quả tương tự.
Các bước chữa hăm tã bằng Nha Đam
Bước 1. Cắt vỏ và sử dụng phần thịt của nha đam để bóp lấy nước.
Bước 2. Rửa sạch mông bé với nước ấm hoặc nước ấm pha với soda rồi để khô.
Bước 3. Thoa một lớp mỏng gel nha đam khắp phần mặc tã, sau đó mặc lại tã cho bé.
Tuy nhiên, không phải lúc nào sử dụng Nha Đam cũng hiệu quả. Các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để kiểm tra ngay nếu bé nhà mình gặp một trong số những vấn đề dưới đây:
- Tình trạng của bé vẫn không có dấu hiệu cải thiện dù mẹ đã cố gắng thực hiện nhiều cách chữa hăm tã cho trẻ sơ sinh tại nhà.
- Tình trạng của bé mỗi lúc mỗi nặng hơn như da bé xuất hiện các mụn nước, mụn mủ hoặc hăm lan sang những vùng khác.
- Bé trông không được khỏe, sốt, kích động nhiều, lơ mơ, không ăn uống được. Đây là những dấu hiệu hết sức nguy hiểm, do đó mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay.
- Nếu hăm tã chỉ khu trú quanh hậu môn thì rất có thể bé bị dị ứng với thức ăn nào đó (các bé đang trong giai đoạn bú sữa mẹ thậm chí cũng có thể bị dị ứng từ những thực phẩm mà mẹ ăn).
Tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh xảy ra phổ biến thì rất có thể là do thói quen chăm sóc và vệ sinh cho bé chưa được tốt. Để hạn chế tình trạng này, mẹ cần lưu ý những điểm sau:
- Không nên xem nhẹ việc lựa chọn tã cho bé, mẹ hãy chọn những chiếc tã phù hợp với kích thước của bé. Thông thường sẽ có 2 loại tã cho mẹ lựa chọn là tã vải và tã thấm hút nhanh. Tã vải có ưu điểm khi ướt thì rất dễ nhận ra trong khi tã thấm hút nhanh thì hút ẩm tốt để giữ khô da bé. Do đó, mẹ hãy dùng thử nhiều hãng tã để chọn được loại tốt nhất.
- Thay tã cho bé ít nhất mỗi 2 giờ mỗi lần (cho tới khi bé đi tiểu ít lại). Tuy nhiên, mẹ nhớ vệ sinh vùng mặc tã của bé thật sạch sẽ mỗi khi thay tã cho bé nhé, đồng thời khi mặc tã cần chú ý hãy tránh phần băng keo dính vào da vì điều này có thể gây kích ứng da bé.
- Nếu bé làm dơ tã, hãy rửa mông bé bằng nước ấm và xà phòng không mùi, nếu khó làm sạch mẹ có thể sử dụng dầu khoáng để loại bỏ, đừng cố chà mạnh vì có thể làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.