22/2/16

Kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm đúng cách

Trẻ nhỏ từ 5 tháng tuổi, đã đến lúc cần ăn dặm nhưng làm thế nào để biết bé sẵn sàng học làm người lớn qua những bữa ăn? Bài viết giới thiệu những dấu hiệu giúp cha mẹ biết có nên bắt đầu cho con ăn dặm hay chưa.


Cha mẹ cần hiểu "Ăn dặm" là gì? Thay thế thức ăn chính của trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi (sữa mẹ, sữa công thức) bằng những thức ăn khác giúp bé dần làm quen với dinh dưỡng khác gọi là ăn dặm.

Trong hai thập kỷ gần đây, kinh nghiệm cho trẻ ăn dặm trên thế giới thay đổi rất nhiều. Trước đây, khi cho trẻ ăn bổ sung, người ta chủ yếu dùng sữa bò. Trong quan điểm hiện nay, người mẹ đủ sữa cho con bú và mẹ có chế độ dinh dưỡng tốt thì trước 6 tháng trẻ không cần bổ sung thêm dinh dưỡng từ bên ngoài. Nguyên tắc này cũng được áp dụng cho trường hợp nuôi con bằng sữa công thức.


Dấu hiệu trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm

Trẻ 6 tháng tuổi không phải tiêu chuẩn độc nhất để bắt đầu với những bữa ăn dặm. Bữa ăn dặm của trẻ cần có thêm các điều kiện sau để có thể được bắt đầu.

- Cân nặng của trẻ đã tăng gấp đôi so với khi sinh.

- Trẻ đã biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi.

- Trẻ đã có thể đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa.

- Trẻ sẽ ngoảnh đầu đi nơi khác khi không muốn ăn món nào đó.

- Lưỡi không còn phản xạ tự động đẩy vật lạ (cho vật gì vào mồm bé cũng đẩy ra, trừ núm vú).

- Trẻ thích thú đối với thức ăn bạn đưa.

Nguyên tắc lần đầu cho bé ăn dặm

- Cha mẹ không được vội vàng, không quá cần thiết học theo kinh nghiệm của người quen, có nghi ngờ thì nên dừng lại và chờ đợi.

- Không ham chạy theo số lượng.

- Không được ép bé ăn.

- Không cần sự đa dạng.

Nếu trẻ đã được 10 tháng tuổi vẫn không thích ăn dặm, không thể thay thế hoàn toàn một bữa ăn dặm, phải làm gì?

-  Hoặc thay đổi loại thức ăn dặm hoặc chờ đợi thêm, dù bạn có sợ đến đâu.

Trước hết hãy ghi nhớ các quy tắc chính khi cho bé ăn dặm:

+ Bắt đầu ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Trước 4 tháng tuyệt đối không ăn dặm. Cũng có bác sĩ khuyến cáo bắt đầu cho ăn dặm khi 4-6 tháng tuổi nhưng cho bé ăn dặm tại thời điểm này là nhu cầu của cha mẹ, để được thấy bé giống người lớn, chứ không phải nhu cầu thực của bé.

+ Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không thử nghiệm khi bé mọc răng, bị cảm, mệt. Cần bé khỏe và người mẹ cho con ăn dặm cũng phải thấy khỏe khoắn. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà...), tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

+ Cho bé dùng đồ ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Cho bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.

+ Nếu bé từ chối món ăn dặm nào đó thì không nên cố ép. Đôi khi để bé thích được mùi vị mới cha mẹ phải thử tới 10-15 lần. Ví dụ nếu bé có từ chối thịt hoặc rau thì cũng không có gì đáng sợ. Hãy thử lại sau 10-12 ngày và thử làm vài lần. Nhưng sau mỗi lần bé phun thức ăn dặm mới ra thì phải dừng trong 2 tuần.

+ Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho ngay cả táo, lê và mận. Chỉ được dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Khi nào mọi chuyện ổn thỏa mới thử sang thành phần mới.

+ Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Chúng ta đã chọn được một món, chẳng hạn cháo sữa ngũ cốc và quyết định thay thế bữa cuối ngày. Đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu và sau bữa cháo tối trẻ thường ngủ ngon hơn. Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa.

+ Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.

Điều quan trọng là ăn dặm phải được thực hiện một cách tự nguyện, an toàn, khiến cả bé và cha mẹ hài lòng. Nếu bé 10 tháng chỉ thích sữa mẹ và từ chối tất cả những thứ khác, vấn đề "tôi thích món này, tôi không thích món kia" có thể được giải quyết rất dễ dàng trong vòng 6 giờ nhờ cảm giác đói. Nếu bạn không cho bé thứ này thì bé sẽ muốn thứ bạn yêu cầu bé ăn. Quan trọng là phải an toàn. 

Có cần thêm muối và đường vào đồ ăn của bé không?

- Bữa ăn dặm của trẻ 100% không cần bổ sung thêm đường. Riêng về muối, trẻ em cũng cần muối, nhất là thời tiết nóng và bé ra mồ hôi. Trong bữa ăn dặm của trẻ có thể thêm muối nhưng khi nếm món ăn phải có cảm giác nhạt, chưa đủ độ mặn. Ngoài ra có thể dùng gia vị ăn dặm cho bé đó là nước tương ofukuro Nhật Bản, đem lại dinh dưỡng tối ưu cho trẻ nhỏ trong quá trình ăn dặm.

Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng thức ăn gì?

- Không có quy tắc tuyệt đối. Các bác sĩ chưa thống nhất hoàn toàn về vấn đề này nhưng tất cả đều nhất trí là không nên bắt đầu bằng thịt. Phần lớn bác sĩ hiện nay cho rằng nên bắt đầu hoặc bằng các món rau hoặc bằng cháo sữa ngũ cốc. Có những người ủng hộ cách thứ ba là dùng pho mát làm từ sữa không béo.

Dùng đồ ăn sẵn trong chai tốt hơn hay đồ ăn tự nấu tốt hơn?

- Xã hội văn minh phấn đấu để người mẹ không phải bỏ hết thời gian chuẩn bị thức ăn, để người mẹ có thời gian chăm sóc bản thân và các thành viên khác của gia đình. Nếu xét về lợi ích cho cả gia đình thì bạn hoàn toàn có thể nuôi bé bằng thức ăn sẵn chất lượng cao, kết hợp với đồ ăn tự nấu. Cả hai phương án đều được. Nếu bố kiếm đủ tiền để mua đồ ăn sẵn thì mẹ sẽ dành thời gian nhiều hơn cho bố.